Lịch sử Ban_Dân_vận_Trung_ương_Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3/2/1930), tại Hội nghị lần thứ nhất (14-31/10/1930), hội nghị ra quyết định chủ trương vận động quần chúng nhân dân lao động... là việc làm quan trọng cần thiết. Hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng được xác định bao gồm: Công vận, Nông vận, Phụ vận, Quân đội vận và Mặt trận phản đế.

Trong thời kỳ từ 1936-1941, Mặt trận phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương rồi tiếp tục thành Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khéo léo tài tình dựa vào nhân dân, quần chúng lao động để làm lên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 sau này.

Tháng 5/1948, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4, Trung ương thành lập 7 Ban chính trong đó có Bộ Dân vận, từ huyện trở lên thành lập Ban Dân vận; trong Ban Dân vận có các tiểu ban: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Dân tộc, Tôn giáo; ngoài ra còn có Ban dịch vận, Hoa vận để giúp Đảng phụ trách giới vận.

Tháng 3/1951, Mặt trận Dân tộc Thống nhất tiến hành Đại hội, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đến tháng 9/1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam được tổ chức quyết định đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 29/3/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 249 thành lập Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương.

Ngày 17/3/1981, Ban Bí thư Trung ương ra quyết định tách Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương thành lập Ban Dân vận Trung ươngĐảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.